" " " "

XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC MỸ VỚI BÀI KIỂM TRA SAT/ACT

Hãy đánh giá bài viết post

Liệu các thay đổi này có tiếp tục thúc đẩy sự công bằng và phát triển trong việc xét tuyển vào đại học Mỹ trong thời gian tới không? Trải qua quá trình biến đổi không ngừng, hệ thống giáo dục đại học Mỹ năm 2023 đã chứng kiến những điều đáng chú ý trong cách tiếp cận tuyển sinh. Điều gì đã thay đổi cách các trường đại học tuyển sinh?

Mới đây, Fairtest.Org đã hào phóng chia sẻ là một danh sách toàn diện các trường đại học Mỹ không yêu cầu bài kiểm tra cho năm 2023 – đây được xem là món quà từ tổ chức Fairtest giúp sinh viên quốct tế điều hướng lại quá trình ứng tuyển đại học Mỹ một cách linh hoạt và tự tin hơn. Hãy cùng chúng tôi khám phá các cơ sở giáo dục đang áp dụng cách tiếp cận tiến bộ này trong việc xét tuyển cho năm 2024.

CÁC THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN NHẤT LIÊN QUAN ĐẾN XU HƯỚNG THAY ĐỔI TRONG SAT/ACT

Trường đại học không yêu cầu bài kiểm tra chuẩn hóa là gì?

Từ năm 1968, các trường Đại học Mỹ đã giảm việc sử dụng SAT và ACT trong quá trình xét tuyển. Danh sách 86 trường không yêu cầu bài kiểm tra từ FairTest đã trở thành nguồn thông tin quý giá cho sinh viên quốc tế. Danh sách này liên tục được cập nhật để theo dõi sự gia tăng các cơ sở giáo dục cấp bằng cử nhân ở Hoa Kỳ mà không yêu cầu SAT/ACT, cho thấy một số trường chỉ miễn bài kiểm tra nếu bạn đáp ứng một số điều kiện về điểm số hoặc xếp hạng lớp tối thiểu. Tuy nhiên, vẫn có trường sử dụng điểm số ACT/SAT để xếp loại học phần. Đừng quên kiểm tra thông tin cụ thể từng trường trước khi nộp đơn nhé.

Nhiều trường đại học gần đây ở Mỹ đánh giá ứng viên mà không yêu cầu bài kiểm tra SAT/ACT trong quá trình xét tuyển. Tổ chức FairTest, thành lập từ năm 1985, đã định nghĩa, theo dõi và thúc đẩy chính sách không yêu cầu bài kiểm tra này. Thuật ngữ “Trường đại học không yêu cầu bài kiểm tra chuẩn hóa” không chỉ áp dụng chung cho các trường không yêu cầu điểm SAT/ACT, mà còn là nhãn hiệu cụ thể cho hơn 1,700 trường cấp bằng cử nhân hiện nay. Ở đây, học sinh có tự do quyết định việc gửi điểm số ACT/SAT cho các trường mà các em quan tâm khi nộp đơn xét tuyển.

Các trường Đại học không yêu cầu bài kiểm tra cho phép học sinh nộp đơn mà không cần phải gửi điểm số chuẩn hóa, như SAT hoặc ACT đã nhấn mạnh một điểm số kiểm tra đơn lẻ không thể đánh giá chính xác một cách toàn diện khả năng học thuật và tiềm năng của một học sinh.

Bằng việc không yêu cầu bài kiểm tra cho việc xét tuyển, các trường đại học cho phép người nộp đơn chứng minh khả năng của mình từ nhiều phương diện khác nhau như điểm số, độ khó của khóa học, hoạt động ngoại khóa, vai trò lãnh đạo, đóng góp cộng đồng và bài luận cá nhân. Chính sách này ngày càng được ủng hộ, giúp tạo ra một đối tượng ứng viên đa dạng và mở rộng cơ hội cho sinh viên từ nhiều nền văn hóa khác nhau có cơ hội chạm đến ước mơ đến Mỹ học tập, đồng thời giảm áp lực từ việc đánh giá dựa trên bài kiểm tra.

Trường đại học miễn bài kiểm tra là gì?

Là khi các trường không sử dụng hay xem xét điểm số ACT hoặc SAT trong quá trình xét tuyển, ngay cả khi học sinh đã gửi điểm kiểm tra chuẩn hóa. Các cơ sở giáo dục này không xem xét hay sử dụng kết quả bài kiểm tra ACT/SAT để quyết định việc xét tuyển, Điều này khác hoàn toàn so với chính sách test-optional, trong đó học sinh được lựa chọn gửi hoặc không gửi kết quả bài kiểm tra. Ví dụ, vào tháng 9 năm 2023, khoảng 86 trường đại học, bao gồm cả Đại học California và Hệ thống Giáo dục Cao đẳng California – tổ chức giáo dục cao đẳng công lớn nhất Hoa Kỳ, đã thực hiện chính sách miễn bài kiểm tra. Chính sách này đôi khi được gọi là Test-blind.

Chính sách xét tuyển không yêu cầu hoặc không xem xét điểm số chuẩn hóa đi một bước xa hơn so với việc không yêu cầu bài kiểm tra bằng việc không xem xét điểm số chuẩn hóa trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả khi học sinh gửi chúng tới trường Đại học họ nộp đơn. Quá trình xét tuyển dựa hoàn toàn vào các khía cạnh khác của hồ sơ ứng viên, như thành tích trong trung học, hoạt động ngoại khóa, bài luận và thư giới thiệu.

Nếu bạn vẫn quyết định gửi điểm SAT/ACT cho một trường đại học không yêu cầu bài kiểm tra, liệu chúng có được xem xét không? Các trường không yêu cầu bài kiểm tra vẫn sẽ xem xét điểm số nếu bạn chọn gửi chúng như một phần của đơn xin học. Mặc dù không yêu cầu điểm số chuẩn hóa cho việc xét tuyển, nhưng ban tuyển sinh vẫn nhận thấy một số học sinh muốn điểm SAT/ACT của họ được xem xét như một điểm cộng để làm mạnh hồ sơ. Trong những trường hợp này, ứng viên được khuyến khích gửi điểm số kiểm tra để được đánh giá cùng với các yếu tố khác trong hồ sơ năng lực của học sinh.

Điều quan trọng đối với học sinh là tìm hiểu chính sách cụ thể của từng trường không yêu cầu bài kiểm tra để hiểu cách điểm số kiểm tra gửi đi sẽ được xem xét. Họ cũng cần cân nhắc lợi ích tiềm năng của việc bao gồm điểm số này trong đơn xin học của mình.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC GỬI ĐIỂM SỐ KIỂM TRA ĐẾN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ?

Thể hiện điểm mạnh: Nếu bạn có điểm SAT/ACT cao, việc gửi nó có thể là một cách xuất sắc để làm nổi bật thành tích học thuật của bạn và thể hiện điểm mạnh ở các lĩnh vực cụ thể.

Ưu thế cạnh tranh: Một điểm số kiểm tra tốt có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong quá trình xét tuyển, đặc biệt nếu các phần khác trong đơn ứng tuyển của bạn tương đối yếu hoặc nếu trường vẫn đặt một số sự chú ý vào điểm số kiểm tra.

Chứng minh sự cải thiện: Nếu bạn đã cải thiện đáng kể điểm số SAT/ACT của mình theo thời gian,  việc gửi chúng có thể chứng minh cam kết của bạn với sự phát triển và khả năng vượt qua thách thức.

Đáp ứng yêu cầu cho các chương trình học bổng: Một số trường yêu cầu điểm SAT/ACT cho các chương trình học bổng, hỗ trợ tài chính, việc gửi điểm số trong những trường hợp này có thể giúp bạn đáp ứng điều kiện và tận dụng những cơ hội này để giành học bổng.

LỢI ÍCH KHÔNG GỬI ĐIỂM SỐ KIỂM TRA ĐẾN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ?

Tập trung vào điểm mạnh khác: Bằng cách không gửi điểm SAT/ACT, bạn có thể đặt sự tập trung cao hơn vào các điểm mạnh khác của mình trong hồ sơ ứng tuyển, như thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, vai trò lãnh đạo và bài luận cá nhân. Điều này cho phép bạn thể hiện một bức tranh đa dạng hơn về tiềm năng của mình.

Giảm căng thẳng và áp lực: Lựa chọn không gửi điểm số kiểm tra có thể giảm bớt căng thẳng và áp lực liên quan đến việc chuẩn bị và tham gia các bài kiểm tra chuẩn hóa, giúp bạn tập trung năng lượng vào các yếu tố quan trọng khác của mình trong quá trình nộp đơn.

Giảm thiểu định kiến tiềm ẩn: Nếu điểm số kiểm tra của bạn không nổi bật như các phần khác trong đơn xin học, việc không gửi chúng có thể giúp tránh những ấn tượng không cần thiết với ban tuyển sinh.

Tiết kiệm tiền bạc: Bằng cách chọn không gửi điểm SAT/ACT, bạn có thể tiết kiêm được các khoản phí liên quan đến việc tham gia học, đăng ký thi và gửi điểm số đến các trường đại học.

Do Hoa Kỳ có một hệ thống giáo dục cao đẳng lớn và đa dạng, mỗi trường có chính sách xét tuyển riêng khi không yêu cầu bài kiểm tra và thực hiện chính sách này theo cách khác nhau. FairTest đã cố gắng nghiên cứu và báo cáo thông tin chính xác nhất, nhưng với 2,300 chính sách xét tuyển đại học khác nhau tại Mỹ, không thể hoàn toàn cập nhật. Vì vậy, bạn nên tham khảo trực tiếp trên trang web của từng trường để xác nhận chính sách xét tuyển mới nhất của trường đó.

LỊCH SỬ KHÔNG YÊU CẦU BÀI KIỂM TRA SAT/ACT CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

  • 1969: Đại Học Bowdoin là trường đại học đầu tiên không yêu cầu bài kiểm tra.
  • 1994: Đại Học Dickenson theo sau không yêu cầu bài kiểm tra.
  • 2000: Đại Học Muhlenberg và 280 trường đại học khác tham gia vào xu hướng không yêu cầu bài kiểm tra.
  • 2001: Richard Atkinson khuyến nghị ngừng sử dụng SAT và chuyển sang bài kiểm tra liên quan chặt chẽ hơn với chương trình học trung học.
  • 2005: Đại Học Bates và 730 trường đại học khác không yêu cầu bài kiểm tra.
  • 2009: Đại Học Agnes Scott tham gia, đưa số lượng trường không yêu cầu bài kiểm tra lên khoảng 800.
  • 2015: Đại Học Bennington trở thành trường không yêu cầu bài kiểm tra.
  • 2017: Đại Học Emerson và Đại Học University of the Ozarks công bố chính sách không yêu cầu bài kiểm tra, đưa số lượng trường lên 950.
  • 2019: Các trường công ở Oregon thông báo chấp nhận không yêu cầu bài kiểm tra, đưa tổng số trường lên hơn 1050.
  • 2021: Đại Học California và Đại Học California State trở thành các trường miễn bài kiểm tra.

Hệ thống đại học Mỹ đang chuyển đổi mạnh mẽ, từ việc giảm sử dụng SAT/ACT đến các chính sách không yêu cầu hoặc miễn bài kiểm tra. Điều này tạo ra sự linh hoạt và đa dạng trong quá trình tuyển sinh, nhấn mạnh vào các yếu tố khác ngoài điểm SAT/ACT. Việc gửi hay không gửi điểm số chuẩn hóa mang theo lợi ích và thách thức riêng, hãy xem xét cẩn thận từng trường hợp. Điểm quan trọng, phụ huynh và học sinh cần hiểu rõ chính sách cụ thể của từng trường để quyết định tối ưu cho hồ sơ ứng tuyển của con em mình.

SKYLA ACADEMY

Để lại một bình luận